Các vấn đề liên quan Hôn nhân cùng giới

Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này.

Khi một số ít xã hội đã công nhận sự kết hợp đồng giới là hôn nhân hợp pháp, ghi chép về lịch sử và nhân chủng học đã tiết lộ một loạt nhiều phản ứng về sự kết hợp đồng giới—tán dương, hoàn toàn chấp nhận và hòa hợp, nhân nhượng và cảm thông, thờ ơ, ngăn cấm và kỳ thị, và cả hành hạ cũng như tiêu di.[cần dẫn nguồn] Những người phản đối hôn nhân đồng giới cho rằng hôn nhân đồng giới có lợi cho các cặp đôi đồng giới và cả con cái của họ,[128] nhưng đồng thời hôn nhân đồng giới hạ thấp quyền được nuôi dưỡng bởi bố mẹ sinh học của trẻ.[129] Một số người ủng hộ hôn nhân đồng giới có quan điểm rằng chính phủ không nên can thiệp và kiểm soát các mối quan hệ cá nhân,[130] một số cá nhân khác tin hôn nhân đồng giới sẽ đem lại lợi ích về xã hội cho các cặp đôi đồng giới.[131] Tranh biện về hôn nhân đồng giới bao gồm các thảo luận từ quan điểm cá nhân cũng như các tranh cãi dựa trên quy tắc của đa số, tín ngưỡng, tranh luận về kinh tế, lo ngại về sức khỏe, và nhiều vấn đề khács.[cần dẫn nguồn]

Nuôi dạy con

Cặp đôi đồng tính nam và con của họ

Các ấn bản khoa học đã chỉ ra rằng hôn nhân giúp nâng cao các giá trị về mặt tài chính, tâm lý, và thể chất của phụ huynh, và trẻ em nhận hưởng lợi ích từ việc được nuôi dưỡng bởi hai vị phụ huynh trong cuộc hôn nhân được công nhận hợp pháp (sự kết hợp khác giới lẫn đồng giới). Vì vậy, các hiệp hội khoa học chuyên sâu đã đấu tranh để hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp do điều này sẽ có lợi cho con của các cặp phụ huynh hoặc người giám hộ đồng giới.[132][133][134][135][136]

Nhìn chung, nghiên cứu khoa học nhất quán với luận điểm rằng các bậc phụ huynh đồng tính cũng phù hợp và có khả năng như các phụ huynh dị tính, và con của họ cũng có sức khỏe tâm lý tốt, cũng như đủ năng lực để hành xử và xử lý các vấn đề một cách hợp lý, tương tự với trẻ em được nuôi dưỡng bởi phụ huynh dị tính.[136][137][138][139] Theo các bài phê bình về các ấn bản khoa học, không tồn tại các bằng chứng chống lại quan điểm trên.[121][140][141][142]

Nhận con nuôi

Bài chi tiết: LGBT nhận con nuôi
Tình trạng hợp pháp của việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính trên khắp thế giới:
  Cho phép nhận con nuôi chung1
  Cho phép nhận con nuôi của cha mẹ thứ hai (con riêng)2
  Không có luật nào cho phép các cặp đồng giới nhận con nuôi và không có hôn nhân đồng giới
  Có hôn nhân đồng giới nhưng các cặp đồng giới chưa được cho phép nhận con nuôi

Tất cả các quốc gia cho phép hôn nhân cùng giới sẽ đồng thời cho phép các cặp đôi cùng giới được nhận con nuôi chung ngoại trừ Ecuador, Đài Loan và một phần ba bang ở Mexico; ở Đài Loan, chỉ cho phép nhận nuôi con riêng, ở các quốc gia khác, không cho phép nhận con nuôi, mặc dù những hạn chế như vậy đã bị phán quyết là vi hiến ở Mexico. Ngoài ra, tuy Croatia, Israel và Liechtenstein không công nhận hôn nhân đồng giới nhưng vẫn cho phép các cặp đôi đồng giới không thể kết hôn được cùng nhận con nuôi. Một số tiểu bang bổ sung không công nhận hôn nhân đồng tính cho phép các cặp vợ chồng trong kết hợp dân sự nhận nuôi con riêng: Estonia, Ý (xem xét từng trường hợp) và San Marino.

Kể từ năm 2010, hơn 16,000 cặp đôi đồng giới đã nhận nuôi khoảng 22,000 trẻ em tại Mỹ,[143] chiếm 4% trên tổng số trẻ được nhận nuôi.[144]

Mang thai hộ và thụ tinh trong ống nghiệm

Một người đàn ông đồng tính hay song tính có thể lựa chọn phương thức mang thai hộ, tại đó một người phụ nữ sẽ mang thai đứa trẻ thay cho một cá nhân khác thông qua thụ tinh nhân tạo hoặc được cấy noãn đã được thụ tinh của một người phụ nữ khác và mang bào thai đến khi sinh. Một người phụ nữ đồng tính hay song tính có thể sử dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo.[145][146] Liệu các biện pháp này có hợp pháp hay không vẫn là một chủ đề gây tranh cãi ở nhiều khu vực thuộc quyền tài pháp.[147]

Người chuyển giới và người liên giới tính

Bài hoặc đoạn này có thể chứa quan điểm tự tổng hợp từ các tài liệu để truyền đạt các ý tưởng chưa hề tồn tại trong các nguồn tham khảo đó. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. (Tháng Năm 2017)

Tình trạng pháp lý của hôn nhân đồng giới có thể có ý nghĩa đối với hôn nhân của các cặp vợ chồng trong đó một hoặc cả hai bên là người chuyển giới, tùy thuộc vào cách xác định giới tính trong phạm vi quyền hạn. Các cá nhân chuyển giới và liên giới tính có thể bị cấm kết hôn với đối tác "khác" hoặc được phép kết hôn với đối tác "cùng" giới tính tùy vào sự khác biệt pháp lý.[cần dẫn nguồn] Trong bất kỳ phạm vi quyền hạn pháp lý nào mà hôn nhân được xác nhận mà không có sự phân biệt về yêu cầu nam nữ, thì những phức tạp này không xảy ra. Ngoài ra, một số phạm vi quyền hạn pháp lý công nhận sự thay đổi giới hợp pháp và chính thức, điều này sẽ cho phép một người chuyển giới nam hoặc nữ kết hôn hợp pháp theo bản dạng giới phù hợp.[148]

Tình trạng pháp lý của hôn nhân đồng giới có thể có ý nghĩa đối với hôn nhân của các cặp vợ chồng trong đó một hoặc cả hai bên là người chuyển giới, tùy thuộc vào cách xác định giới tính trong phạm vi quyền hạn. Các cá nhân chuyển giới và liên giới tính có thể bị cấm kết hôn với đối tác "khác" hoặc được phép kết hôn với đối tác "cùng" giới tính tùy vào sự khác biệt pháp lý.[cần dẫn nguồn] Trong bất kỳ phạm vi quyền hạn pháp lý nào mà hôn nhân được xác nhận mà không có sự phân biệt về yêu cầu nam nữ, thì những phức tạp này không xảy ra. Ngoài ra, một số phạm vi quyền hạn pháp lý công nhận sự thay đổi giới hợp pháp và chính thức, điều này sẽ cho phép một người chuyển giới nam hoặc nữ kết hôn hợp pháp theo bản dạng giới phù hợp.[148]

Ly hôn

Bài chi tiết: Ly dị đồng giới

Tại Hoa Kỳ trước vụ kiện của Obergefell v. Hodges, các cặp đôi đồng giới chỉ có thể ly hôn ở các khu vực pháp lý công nhận hôn nhân đồng giới, với một số ngoại lệ.[149]

Tư pháp và lập pháp

Có những lập trường khác nhau về cách thức mà hôn nhân đồng giới đã được đưa vào phạm vị quyền hạn dân chủ. Quan điểm "quy tắc số đông" ho rằng hôn nhân đồng giới là hợp lệ, hoặc không có hiệu lực và bất hợp pháp, dựa trên việc nó đã được đa số cử tri hoặc đại diện được bầu chấp nhận hay chưa.[150]

Ngược lại, quan điểm về quyền công dân cho rằng thể chế này có thể được tạo ra một cách hợp lệ thông qua phán quyết của một cơ quan tư pháp công bằng xem xét kỹ lưỡng việc điều tra và nhận thấy rằng quyền kết hôn không phân biệt giới tính của những người tham gia được đảm bảo theo luật dân quyền của các cơ quan tài phán.[151]

Bạo lực gia đình

Trong năm 2013, CDC công bố kết quả của một nghiên cứu năm 2010 và thừa nhận rằng "ít người được biết về sự phổ biến về bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục giữa đồng tính nữ, đồng tính, những người đàn ông và phụ nữ lưỡng tính". Báo cáo cho thấy tỷ lệ phải chịu bạo lực gia đình trong cuộc sống của các nhóm như sau: 46% đối với đồng tính nữ và 43% đối với phụ nữ dị tính, 40% ở nam giới đồng tính và 21% so với nam giới dị tính.[152] CDC nêu số liệu cụ thể như sau[153]:

  • 44% phụ nữ đồng tính, so với 35% phụ nữ dị tính trải qua hiếp dâm, bạo hành thể xác và/hoặc rình rập bởi một bạn tình trong cuộc đời của họ.
  • 26% đàn ông đồng tính so với 29% đàn ông dị tính đã trải qua hiếp dâm, bạo hành thể xác và/hoặc rình rập bởi một đối tác bởi một bạn tình trong cuộc đời của họ.

Waldner-Haugrud và Vaden Gratch báo cáo rằng 50% đồng tính nữ từng bị lạm dụng tình dục bởi bạn tình đồng tính mà họ cùng chung sống[154] Lạm dụng tâm lý được báo cáo đã xảy ra với khoảng 24% đến 90% của đồng tính nữ[155] Trong cuốn sách về Bạo lực gia đình trong gia đình đồng tính, Các tiến sĩ Island và Letellier thông báo rằng "tỷ lệ bạo lực gia đình trong những người đàn ông đồng tính cao gần gấp đôi so với người dị tính."[156]

Các cuộc khảo sát quốc gia về bạo lực gia đình tại Mỹ cho thấy: 21,5% đàn ông và 35,4% phụ nữ chung sống đồng tính đã từng trải qua bạo lực thể chất bởi bạn tình đồng tính mà họ cùng chung sống, so với 7,1% nam giới và 20,4% phụ nữ chỉ chung sống khác giới[157]

Một báo cáo tổng quan đã được công bố ngày 4/9/2014 trên tờ Journal of Sex & Family Therapy. Tác giả đầu tiên là tiến sĩ tâm lý học Colleen Stiles-Shields. Bạo lực gia đình xảy ra ít nhất là thường xuyên, và thậm chí là có khả năng còn nhiều hơn như vậy, giữa các cặp vợ chồng đồng tính so với các cặp vợ chồng khác giới, theo đánh giá của các nhà khoa Northwestern Medicine. Các nghiên cứu trước, khi phân tích với nhau, chỉ ra rằng bạo lực gia đình ảnh hưởng đến 25-75% người đồng tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu và báo cáo của việc bạo hành khiến việc vẽ ra một bức tranh đầy đủ là khó khăn, nó cho thấy tỷ lệ bạo hành còn cao hơn[158].

Theo báo cáo tại Úc, Bạo lực gia đình đã trở thành một "đại dịch thầm lặng" trong cộng đồng đồng tính nam và đồng tính nữ dù đã được tăng cường giám sát, theo Hội đồng AIDS của NSW. Khoảng 1/3 số cặp vợ chồng đồng tính nữ, đồng tính nam lưỡng tính, chuyển giới và song tính đã trải qua bạo lực gia đình[159]

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng 83% người đồng tính cho biết họ đã bị lạm dụng tâm lý bởi bạn tình đồng giới[160] Một nghiên cứu trên Tạp chí Interpersonal đã kiểm tra xung đột và bạo lực trong quan hệ đồng tính. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng 90% số cặp đồng tính nữ được khảo sát đã bị lăng mạ bằng lời nói từ các bạn tình của họ trong năm trước đó, trong khi 31% phải trải qua bạo hành thân thể[161]

Tạp chí Nghiên cứu Dịch vụ Xã hội báo cáo rằng: cuộc khảo sát của 1.099 phụ nữ đồng tính cho thấy khoảng hơn 50% số đồng tính nữ cho biết rằng họ đã bị lạm dụng bởi bạn tình chung sống với họ, các hình thức thường xuyên nhất của sự lạm dụng là bằng lời nói/cảm xúc/lạm dụng tâm lý và lạm dụng thân xác-tâm lý kết hợp"[162] Một nghiên cứu về các cặp vợ chồng đồng tính nữ trong Sổ tay Phát triển gia đình và Can thiệp chỉ ra rằng 54 % người đồng tính đã chịu bạo hành gia đình khoảng 10 lần hoặc hơn, 74% đã trải qua 6 lần hoặc nhiều sự cố, và 71% nói rằng tình trạng bạo hành đang tồi tệ hơn theo thời gian[163]

Về nguyên nhân, người đồng tính thực hiện bạo hành đối với bạn tình của mình để đạt được và duy trì sự kiểm soát[164]. Một động cơ khác là để để khỏa lấp cảm giác mất mát và bị bỏ rơi. Vì vậy, nhiều vụ bạo hành xảy ra trong quá trình rạn nứt quan hệ. Một số người đồng tính khác thì thực hiện bạo hành do bị ảnh hưởng bởi việc lớn lên trong các gia đình thường xuyên xảy ra bạo hành thể chất, tâm lý hoặc tình dục[165]

Tính bền vững của mối quan hệ

Trong một nghiên cứu năm 2014, Đại học Mở của Anh đã khảo sát 5.000 người để tìm hiểu về tình hình sống chung của các cặp đôi hiện đại và phương thức giữ gìn mối quan hệ. Theo đó, các cặp đôi đồng tính hầu hết đều có mối quan hệ tình cảm hạnh phúc hơn các cặp đôi dị tính. Tuy nhiên, họ lại ít khi bày tỏ những cử chỉ thân mật ở nơi công cộng và ngại công khai mối quan hệ. Tiến sĩ Jacqui Gibb cho biết: "Các cặp đôi đồng tính tham gia luôn có suy nghĩ tích cực và hạnh phúc với mối quan hệ của họ".[166][167][168][169]

Tuy nhiên, về bạo lực gia đình, khảo sát được tiến hành bởi Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận rằng người đồng tính và các mối quan hệ đồng tính nữ có một tỷ lệ lớn hơn của bạo lực gia đình so với các mối quan hệ khác giới. Trong cuốn sách về bạo lực gia đình trong những cặp đồng tính nam, Island và Letellier khẳng định rằng "bạo lực gia đình trong số những người đàn ông đồng tính cao gần gấp đôi so với nam giới dị tính." Khảo sát của Trung tâm quốc gia chống bạo lưc phụ nữ, được tài trợ bởi Viện Tư pháp, cho thấy rằng "chung sống đồng tính có mức bạo lực với bạn tình cao hơn đáng kể so với chung sống khác giới. 39% số cuộc chung sống đồng tính nữ đã xảy ra hãm hiếp, hành hung thể chất, so với 21,7% chung sống khác giới. Đối với đàn ông, các con số tương đương là 23,1% và 7,4%"[170]

Về tính bền vững, Khảo sát năm 2004 ở Na UyThụy Điển đối với các cặp đồng tính đã đăng ký kết hợp dân sự cho thấy: các cặp đồng tính nam có tỷ lệ ly hôn cao hơn 50%, với đồng tính nữ cao hơn 167% so với các cặp vợ chồng nam-nữ thông thường.[171] Đại học Chicago và nhà xã hội học Edward Laumann lập luận rằng "cư dân đồng tính điển hình trong thành phố dành hầu hết cuộc sống trong các mối quan hệ tình cảm mang tính "giao dịch", hoặc chỉ duy trì được quan hệ ngắn hơn sáu tháng".[172]

Một nghiên cứu về đồng tính namHà Lan được công bố trong tạp chí AIDS phát hiện ra rằng "thời gian có quan hệ ổn định" với mỗi bạn tình chỉ là 1 năm rưỡi, và mỗi đồng tính nam có trung bình 8 đối tác tình dục mỗi năm[173] Điều tra năm 2004 ở Mỹ về lối sống của 7862 người đồng tính cho thấy: chỉ có 15% đã gắn bó với bạn tình đồng giới được 12 năm hoặc lâu hơn, chỉ có 5% kéo dài hơn 20 năm. Trong khi đó, Trung tâm Sức khỏe Quốc gia năm 2001 thống kê rằng 66% các cuộc hôn nhân nam-nữ đã kéo dài được 10 năm hoặc lâu hơn, 50% kéo dài được 20 năm hoặc lâu hơn. Điều này cho thấy rằng chỉ một số ít mối quan hệ đồng tính đạt được tuổi thọ lâu dài về hôn nhân[170].

Về mức độ chung thủy, nghiên cứu của Sondra E. SolomonEsther D. Rothblum cho biết: khi được hỏi về thái độ đối với việc quan hệ tình dục với người khác ngoài bạn tình, 40,3% các nam đồng tính (đã đăng ký kết hợp dân sự) đã từng thảo luận và chấp nhận điều đó trong vài hoàn cảnh, so với chỉ 3,5% ở nam giới đã kết hôn với nữ; số nam đồng tính phản đối là 50,4% so với 78,6% ở nam giới kết hôn với nữ. Có 58,3% các cặp nam đồng tính (đã đăng ký kết hợp dân sự) có quan hệ tình dục ngoài bạn tình, so với 15,2% ở nam kết hôn với nữ[174]. Theo Báo cáo Mendola, chỉ 26% người đồng tính tin rằng chung thủy là yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân[170].

Các tổ chức ủng hộ đồng tính vẫn tuyên truyền rằng tình yêu đồng tính không có gì khác biệt so với tình yêu nam-nữ, tuy nhiên thực tế lại rất khác. Chính bản thân "văn hóa đồng tính" luôn thôi thúc người đồng tính liên tục tìm kiếm các bạn tình mới, thay vì tôn trọng chế độ một vợ một chồng như các cặp dị tính.[175] Andrew Sullivan, một tác giả nổi tiếng về đồng tính, cho biết các cặp đồng tính có các tiêu chuẩn đạo đức rất "khác biệt" so với xã hội. Một trong số đó là "sự tồn tại các bạn tình ngoài hôn nhân", họ luôn muốn tìm nhiều bạn tình riêng dù vẫn đang chung sống với nhau. Các cặp đôi đồng tính không xem đó là hành vi ngoại tình mà lại coi đó là điều cần thiết trong lối sống của họ. Một khảo sát của Tạp chí Nghiên cứu Giới tính cho thấy: chỉ có 2,7% số người đồng tính lớn tuổi là chung thủy với duy nhất 1 bạn tình trong suốt cuộc đời của họ, so với tỷ lệ trên 80% ở những người dị tính.[176]

Nhà nghiên cứu Brad Hayton cung cấp cái nhìn sâu sắc thái độ của nhiều người đồng tính đối với cam kết trong hôn nhân:

Người đồng tính có niềm tin rằng mối quan hệ hôn nhân chỉ là tạm thời và chủ yếu là vì bản năng tình dục. Quan hệ tình dục giữa họ chủ yếu vì niềm vui chứ không phải vì sự sinh sản. Họ tin rằng nguyên tắc một vợ một chồng trong hôn nhân không phải là tiêu chuẩn và cũng không cần được khuyến khích.[177]

Quan điểm tôn giáo

Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới bị một số nhóm tôn giáo phản đối gọi là "tái định nghĩa hôn nhân".[178][179][180]

Các tôn giáo chính trên thế giới có quan điểm khác nhau về hôn nhân đồng giới. Chẳng hạn, trong số các hệ phái lớn của Kitô giáo, lập trường chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma là chống mọi hình thức kỳ thị người đồng tính nhưng phản đối hôn nhân đồng giới,[181][182][183] Giáo hội Chính thống giáo,[184] một số giáo hội Tin Lành, đa số người Hồi giáo,[185] cũng như Do Thái giáo Chính thống có cùng quan điểm như thế. Phật giáo được cho là có quan điểm không nhất quán về vấn đề này theo cách tổng thể.[186]

Giáo hoàng Biển Đức XVI cho rằng hôn nhân đồng tính cấu thành hành vi chống lại sự thật bản chất của con người. Đó là một nỗ lực không mệt mỏi của cả Tòa Thánh Vatican mà người đứng đầu là Giáo hoàng, nhằm cố gắng tác động tới Hoa Kỳ và một loạt các nước châu Âu đang đòi hỏi công nhận hôn nhân đồng tính trong thời gian qua. Giáo hoàng Biển Đức XVI đã lên tiếng bày tỏ quan điểm rằng: "Hôn nhân đồng giới là phi tự nhiên và có thể gây nhiều phẫn nộ ảnh hưởng tới hòa bình và công lý trên thế giới". Giáo hoàng Biển Đức XVI khi còn tại vị từng kêu gọi:[187][188]

Chúng ta cần phải phổ cập và lan truyền kiến thức về hôn nhân tự nhiên trong sự giao hòa giữa phái nam và phái nữ nhằm gia tăng nỗ lực chống lại mọi sự dị biến hôn nhân. Những dị biến như thế làm mất ổn định tính tự nhiên của hôn nhân, che lấp bản chất vốn có của hôn nhân và làm phai nhạt vai trò quan trọng của nó đối với xã hội. Nguyên tắc hôn nhân này không phải là chân lý đức tin mà đơn giản là hệ quả tất yếu của quyền tự do tôn giáo, thể hiện bản chất của con người và là một thành quả phát triển của nhân loại. [...]
Hãy biết thêm về giá trị của gia đình và hôn nhân. Là tín đồ Kitô, chúng ta có bổn phận bảo vệ nguyên tính và nhất thống của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ trước bất kỳ hình thức diễn dịch lệch lạc nào.

Mặt khác, nhiều cộng đồng tôn giáo trên thế giới ủng hộ hoặc cử hành nghi lễ cho các cặp kết hôn đồng giới. Trong số đó có thể kể đến: Phật giáo tại Australia, Giáo hội Giám nhiệm (Hoa Kỳ), Giáo hội Trưởng lão (USA), Giáo hội Đan Mạch, Giáo hội Thụy Điển, Giáo hội Iceland (Lutheran), Metropolitan Community Church, United Church of Christ, Evangelical Lutheran Church in America, một số nhánh Do Thái giáo tại Mỹ, v.v.

Các phong trào ủng hộ hoặc phản đối

Tháng 6/2011, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã thông qua tuyên bố về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới trên toàn cầu. Tuyên bố khẳng định "mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về nhân cách và quyền lợi, và mọi người đều xứng đáng có được tự do và quyền lợi mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào". 96 nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã ký tên ủng hộ nghị quyết công nhân quyền của người đồng tính, 44 nước không ủng hộ cũng không phản đối quyền của người đồng tính, 57 nước ký tên phản đối quyền của người đồng tính (hiện còn 54 nước vì có 3 nước đã chuyển sang ủng hộ quyền của người đồng tính).[189][190][191][192][193][194][195]

Trong ngày 27/1/2013, hàng trăm ngàn người Pháp đã xuống đường ủng hộ hôn nhân đồng giới được Chính phủ thông qua. Chỉ riêng thủ đô Paris, theo số liệu của cảnh sát là 125.000 người còn theo số liệu của các nhà tổ chức là 400.000 người đã xuống đường để hô khẩu hiệu và giương biểu ngữ ủng hộ. Tại các địa phương khác, tổng số người tham gia hoạt động này là khoảng 100.000 người.[196]

Ngày 26/06/2015, Tòa án tối cao Mỹ đã thông qua điều luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ. Ngay lập tức, trên các phương tiện truyền thông: báo đài, truyền hình, mạng xã hội... nhiều người dân Mỹ bày tỏ sự ủng hộ với người đồng tính. Nhiều chính khách, nghệ sĩ, doanh nhân cũng thể hiện sự vui mừng trước bước tiến triển mới về những nỗ lực cho cộng đồng LGBT. Mạng xã hội facebook lập ra ứng dụng đổi hình đại diện sang màu cầu vồng sáu sắc mang tên "Celebrate Pride" để thể hiện sự ủng hộ đối với người đồng tính. Sau 4 ngày, gần 30 triệu tài khoản đã thay đổi hình đại diện sang biểu tượng cầu vồng để ủng hộ hôn nhân đồng giới. Thống kê của Facebook cho biết các hình ảnh ủng hộ hôn nhân đồng giới đã nhận được hơn 500 triệu lượt like sau 4 ngày. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới và cả ở Việt Nam đã tham gia phong trào này.[197][197][198]

Ngày 30/6/2013, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng giới, nhiều người Mỹ đã ra đường để ủng hộ người đồng tính. Riêng tại thành phố New York, Hãng thông tấn AP ước tính có khoảng hai triệu người tham gia diễu hành vì quyền của người đồng tính. Nhiều cuộc diễu hành cũng được tổ chức tại San Francisco, Chicago, Seattle, Minneapolis,Venezuela, Costa Rica, Colombia và nhiều nơi khác trên khắp Châu Mỹ.[199] Theo tờ Daily Mail ước tính có khoảng 950.000 người đã tham gia vào các sự kiện ủng hộ người đồng tính trong vài tuần trên khắp thế giới[200]. Tại Anh, 30.000 ngàn người đã xuống đường phố London diễu hành ủng hộ hôn nhân đồng giới, lá cờ cầu vồng được treo 1 tuần trên nóc Văn phòng Nội các Westminster (trung tâm London) để chào mừng sự kiện.[201]. Tại Nhật Bản, đã có khoảng 3.000 người tham gia cuộc tuần hành tại thủ đô Tokyo để kêu gọi Chính phủ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.[202].

Sau khi Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, Tim Cook - CEO (giám đốc điều hành) của Tập đoàn Apple đã công khai mình là một người đồng tính. Ông đã dẫn đầu đoàn diễu hành gồm 8.000 nhân viên Apple xuống đường tuần hành với cờ lục sắc để ăn mừng sự kiện.[203].

Tại thành phố Toronto, Canada, Pride week là một trong những lễ hội đồng tính lớn nhất trên thế giới diễn ra thường niên và nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố. Sự kiện thu hút 500000 đến 1 triệu người tham gia mỗi năm và được coi là một trong những lễ hộ văn hóa lớn nhất Bắc Mỹ. Lễ hội năm 2009 đã thu hút 1 triệu người tham dự và đem về cho thành phố 136 triệu đôla Canada. Lễ hội năm 2012 thu hút 1,2 triệu người tham dự. Lễ hội năm 2014 đem về 791 triệu đôla Canada cho thành phố. Pride week đã nhận giải "sự kiện hàng đầu" của giải thưởng Top Choice Award năm 2008.[204][205][206][207][208]

Lễ diễu hành đồng tính đầu tiên tại Đài Bắc năm 2003 có 500 người tham dự, nhưng đến năm 2013 đã có 78000 người tham dự, trở thành lễ diễu hành đồng tính lớn nhất Đài Loan từ trước tới nay. Nhiều sự kiện và hội thảo quốc tế về LGBT cũng được tổ chức trong dịp này.[209] Lễ diễu hành đồng tính năm 2007 tại Madrid, Tây Ban Nha có 2,3 triệu người tham dự. Sự kiện nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố, vùng và nhà nước.[210] Lễ diễu hành đồng tính tại Cologne,Đức năm 2002 có 1,2 triệu người tham dự.[211]

Tháng 11/2015, 10.000 người đã có buổi diễu hành quy mô lớn nhất ở Hồng Kông để ủng hộ hôn nhân đồng tính[212]. Cùng thời điểm, tại Đài Loan cũng có cuộc tuần hành kỷ lục với 78.000 người để ủng hộ hôn nhân đồng giới và cộng đồng LGBT[213].

Ngược lại cũng diễn ra nhiều cuộc diễu hành phản đối hôn nhân đồng tính:

  • Năm 2012, trên 100.000 người ở Pháp tham gia biểu tình phản đối việc chính phủ nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Ít nhất 70.000 người biểu tình đã tràn ra các đường phố ở thủ đô Paris, số còn lại tập trung tại các thành phố Lyon, Toulouse và Marseille.[214] Năm 2013, khoảng 300.000 người đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Paris để tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính.[215]
  • Sau khi tổ chức từ năm 1990, tới năm 2015, diễu hành đồng tính đã bị cấm bởi cảnh sát Hàn Quốc. Sau những phản đối từ các nhóm Thiên Chúa giáo, ngày 30 tháng 5, cảnh sát Hàn Quốc đã đưa ra một thông báo cấm diễu hành đồng tính dựa trên Điều 8 của Luật về hội họp và biểu tình, theo đó cấm cuộc diễu hành vì bất tiện cho người đi bộ và phương tiện giao thông[216].
  • Năm 2015, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng hơi cayvòi rồng để giải tán một đoàn diễu hành đồng tính ở Istanbul sau khi có lệnh cấm của thị trưởng được ban bố nhân tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo[217].
  • Tại Úc, những người biểu tình phản đối hôn nhân đồng giới đã tụ tập tại Sydney cho một cuộc biểu tình phản đối.[218]
  • Tại Mexico, khoảng 5.000 đến 10.000 người đã xuống đường phố Guadalajara, thủ phủ của tiểu bang Mexico tây Jalisco để phản đối hôn nhân đồng tính và việc nhận con nuôi của những người đồng tính.[219]
  • Tại Italy, khoảng 300.000 tới 1 triệu người đã tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính tại Quảng trường San Giovanni ở Rome.[220]
  • Tại Serbia, năm 2011, chính phủ nước này đã quyết định sử dụng cảnh sát để ngăn chặn một cuộc diễu hành đồng tính được dự kiến tổ chức. Cảnh sát đã bắt giữ sáu người ở Belgrade. Trong khi một số người nói rằng chính quyền Serbia đã cấm diễu hành đồng tính một cách thô bạo, nhiều người Serbia tỏ ra hạnh phúc khi những giá trị truyền thống đã giành chiến thắng[221].
  • Tại Singapore, sau khi nhận nhiều khiếu nại từ các phụ huynh theo đạo Thiên Chúa, Cơ quan quản lý văn hóa nước này đã loại bỏ 3 cuốn sách cho trẻ em vì chứa nội dung đồng tính. Cơ quan này cũng cấm nhập nhiều truyện tranh Mỹ vì có chứa nội dung về hôn nhân đồng tính, điều bị coi là đi ngược lại với đạo đức xã hội. Quan hệ đồng tính nam ở Singapore có thể bị phạt 2 năm tù[222].

Nước Nga dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới [223]. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin "tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới" cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quyền lợi của người đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây, mà Chính phủ và Giáo hội Nga cho rằng đang làm băng hoại giới trẻ cũng như kích động các vụ biểu tình chống lại Tổng thống Putin.[224] Trên thực tế, khi được đưa ra bỏ phiếu, Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm[225] Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình và cho rằng muốn sử dụng ngày này trong chiến dịch bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống chống lại sự tuyên truyền của phong trào LGBT[226].

Sau khi đạo luật được ban hành, hơn 200 nghệ sỹ trên thế giới như danh ca Madonna, Debbie Harry, diễn viên Susan Sarandon, nhà văn Gunter Grass, Orhan Pamuk, đại văn hào Đức Gunter Grass, nhà thơ Ấn Độ Salman Rushdie, thi sĩ nữ Canada Margaret Atwood, tiểu thuyết gia người Mỹ Jonathan Franzen, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, cùng nhiều nhà văn khác như Neil Gaiman, Wole Soyinka, Elfriede Jelinek, Ian McEwan, Carol Ann Duffy, Julian Barnes… đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ đăng tải trên tờ Guardian (Anh) để phản đối đạo luật này của Nga. Bức thư đã viết: "Chính sách này sẽ bóp chết sự sáng tạo, đẩy giới văn sĩ vào tình trạng rủi ro".[227]. Các đại diện ngoại giao cấp cao của ĐứcLiên minh châu Âu cũng lên tiếng phản đối rằng đạo luật này của Nga đi ngược lại quyền con người và củng cố phân biệt đối xử, kêu gọi Nga tôn trọng các cam kết quốc tế như Công ước châu Âu về nhân quyền mà Nga đã ký.[228]. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc thì chỉ trích đạo luật này của Nga là đạo luật phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền, bao gồm cả quyền của trẻ em đồng tính được tiếp cận những thông tin thích hợp, rằng "đạo luật này đã hình thành cơ sở cho hành vi sách nhiễu thường xuyên, thậm chí giam giữ tùy tiện, và giúp tạo ra một không khí sợ hãi cho bất cứ ai hoạt động thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới".[229]. Một nhóm các chuyên gia của Liên hiệp quốc đã gửi thông báo cho Chính phủ Nga yêu cầu xem xét loại bỏ đạo luật chống "tuyên truyền đồng tính" hình thành trên cơ sở vi phạm nhân quyền. Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc cho biết: "Đạo luật "Cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái" của Nga không chỉ trừng phạt những người tăng cường sức khỏe tình dục và sinh sản ở những người LGBT mà còn hủy hoại các quyền của trẻ em trong việc truy cập thông tin sức khỏe liên quan để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần."[230].

Trước những chỉ trích, tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời: "Vấn đề của người đồng tính ở Nga đã được cố tình phóng đại từ bên ngoài vì những lý do chính trị, và tôi tin rằng, đó không phải là những mục đích tốt... Tôi không thấy bất cứ điều gì phản dân chủ trong hành vi pháp lý này. Tôi tin rằng chúng ta nên để trẻ em sống trong yên bình. Chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ em một cơ hội để phát triển, giúp trẻ em nhận ra mình là ai và có quyền đưa ra quyết định cho mình. Trẻ em muốn sống trong một cuộc hôn nhân tự nhiên bình thường hay là một cuộc hôn nhân phi truyền thống? Đó là điều duy nhất tôi muốn nói"[231] Ông Putin cho biết việc phân biệt đối xử đối với những người đồng tính là vấn đề quan trọng cho việc duy trì dân số đất nước: "người châu Âu đang chết dần (do già hóa dân số)... và hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em", "chúng tôi có sự lựa chọn cho riêng chúng tôi (nước Nga), và chúng tôi đã làm thế vì đất nước của chúng tôi"[232].

Văn hóa, nghệ thuật

Nhiều tác phẩm khắc họa tình yêu đồng tính và ủng hộ hôn nhân đồng giới đã được sản xuất, trình diễn và được các nhà chuyên môn đánh giá cao.

Theo công ty thống kê Nielsen, bộ phim "Behind the Candelabra" nói về tình yêu đồng tính của nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng Liberace và chàng trai Scott Thorson đã được một lượng khán giả lớn 2,4 triệu người xem trên kênh HBO, lượng người xem khá cao đối với một bộ phim truyền hình. Ngoài ra, còn có 1,1 triệu người khác xem buổi chiếu lại của bộ phim. Bộ phim được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Phim đã được đề cử giải Quả Cầu Vàng 2014 ở thể loại phim truyền hình với tổng cộng 4 đề cử và giành được 2 giải dành cho Phim truyền hình ngắn tập xuất sắc và Nam diễn viên phim truyền hình ngắn tập xuất sắc. Phim cũng giành được 11 giải Primetime Emmy Awards bao gồm giải phim hay nhất và diễn viên chính xuất sắc nhất, giải Critics' Choice Television Award cho phim hay nhất, giải Satellite cho diễn viên chính xuất sắc nhất, 5 đề cử giải BAFTA và nhiều giải thưởng khác.[233][234][235][236][237][238]

Bộ phim nói về đề tài đồng tính "Blue Is The Warmest Colour" của đạo diễn người Pháp Abdellatif Kechiche đã giành giải Cành Cọ Vàng cho Phim xuất sắc nhất của LHP Cannes 2013. Đạo diễn Abdellatif Kechiche cho biết bộ phim là "hi vọng về tự do, sống tương thân, được tự do thể hiện bản thân và tự do bày tỏ tình yêu." Đạo diễn Steven Spielberg, Chủ tịch Ban giám khảo nhận định: "Phim là một chuyện tình lớn khiến tất cả chúng ta cảm thấy vinh hạnh được sống. Đạo diễn đã không đặt nặng vào cốt truyện và cách kể truyện. Ông đã để cho các cảnh phim tự chạy trong đời thực. Bộ phim chứa đựng thông điệp mạnh mẽ và rất tích cực về đồng tính nữ. Tác phẩm này chạm tới tâm hồn của những người đồng tính. Họ cũng có quyền yêu thương và hạnh phúc như bao người bình thường khác nếu không có rào cản của xã hội". Phim được các nhà phê bình đánh giá cao và giành giải Phim xuất sắc nhất của Hiệp hội Phê bình gia FIPRESCI. Các bài bình luận trên các báo khen ngợi bộ phim, nhiều nhà phê bình đánh giá đây là bộ phim hay nhất của Pháp năm 2013. Phim giành giải phim nước ngoài hay nhất của Austin Film Critics Association, British Independent Film Awards, Critics' Choice Awards, Dallas–Fort Worth Film Critics Association, Independent Spirit Awards... và rất nhiều giải thưởng quốc tế khác.[239][240][241][242][243][244][245][246][247]

Bộ phim "Bá Vương Biệt Cơ" của đạo diễn Trần Khải Ca nói về một nam diễn viên kinh kịch chuyên đóng vai phụ nữ, đã được công chúng Hong Kong bình chọn là phim Trung Quốc được yêu thích nhất mọi thời đại nhân dịp kỷ niệm 100 năm điện ảnh Trung Quốc. Phim đạt giải Quả Cầu Vàng cho phim nước ngoài hay nhất và là phim Trung Quốc duy nhất giành giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes cho tới lúc đó. Phim lọt vào danh sách 100 bộ phim hay nhất mọi thời đại của tạp chí Time, tạp chí Empire... Phim cũng giành giải Phim xuất sắc nhất của Hiệp hội Phê bình gia FIPRESCI, giải BAFTA, giải César, giải Boston Society of Film Critics, Los Angeles Film Critics Association, National Board of Review (USA)... cho phim nước ngoài hay nhất.[248][249][250][251]

Backstreet Boys, nhóm nhạc số một thế giới một thời đã phát hành đĩa đơn "In a world like this" để kỷ niệm 20 năm biểu diễn của ban nhạc và bày tỏ sự ủng hộ đối với hôn nhân đồng giới. "In a world like this" đã mô tả những sự kiện lịch sử đối với nước Mỹ như cuộc đổ bộ đầu tiên của con người lên mặt trăng, vụ khủng bố 11/9 và việc nước Mỹ công nhận hôn nhân đồng giới. Bài hát mang thông điệp: "Một tình yêu thực sự sẽ giúp bạn vượt qua mọi thứ trong thế giới này với tất cả sự điên cuồng và năng lượng tiêu cực xung quanh". Backstreet Boys cho biết "sản phẩm âm nhạc này là món quà tinh thần ý nghĩa với những người đồng tính, việc công nhận hôn nhân đồng giới và những người trong cộng đồng, xã hội cần được tôn trọng". Đây cũng là bài hát chủ đề cho album thứ 8 của nhóm. Bài hát nhận được nhiều sự khen ngợi từ giới phê bình và đạt thứ hạng cao tại nhiều quốc gia. Video của bài hát hiện có hơn 15 triệu lượt xem trên Youtube.[252]

Final Fantasy XIV, tựa game mới nhất của dòng game nhập vai Final Fantasy đã công nhận quyền kết hôn của các game thủ không phân biệt giới tính, chủng tộc và quốc gia từ năm 2014. Ngay sau khi tính năng này được ra mắt, cộng đồng game thủ LGBTA của game nhập vai online này đã tổ chức một cuộc diễu hành đồng tính trong thế giới của game. Nhà sản xuất Naoki Yoshida cho biết " chúng ta không thể ngăn cản tình yêu và tình bạn giữa các game thủ", "những nhân vật tại vùng đất Eorzea (một địa danh trong trò chơi) sẽ được thể hiện tình yêu hoặc tình bạn của họ trong một buổi lễ kết đôi. Sự kiện này sẽ chào đón tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính và tín ngưỡng. Hai người chơi nếu họ muốn được bên nhau, họ có thể thực hiện nó qua buổi lễ kết đôi ở Eorzea." Square Enix là hãng game rất thân thiện với cộng đồng LGBT. Năm 1997, trò chơi nhập vai Saga Frontier có nhân vật chính Asellus là một cô gái có tình cảm với phụ nữ. Một trong những kết thúc của trò chơi cho phép Asellus lấy 1 cô gái khác làm vợ. Một trong những nhân vật chính của game nhập vai nổi tiếng Final Fantasy IX, Quina thuộc một chủng tộc có giới tính không xác định là chủng tộc Qu và người chơi có thể gọi Quina là 'anh ấy" hoặc 'cô ấy" đều được. Nhiều game khác của hãng cũng có những nhân vật phụ là LGBT như Bahamut Lagoon, Final Fantasy VII, Chrono Trigger, The Last Remnant...[253][254]

Fallout 2 là trò chơi đầu tiên cho phép kết hôn đồng giới từ năm 1998. Các mối quan hệ đồng tính trong game đã ảnh hưởng sâu tới gameplay và mang tới cho các game thủ một cái nhìn rất khác, đa dạng và sâu sắc hơn về cộng đồng LBGT. Nhiều trò chơi nổi tiếng khác cũng có các nhân vật là người đồng tính và cho phép các game thủ kết hôn đồng giới như Fable, The Sims, Dragon Age, Mass Effect, The Elder Scrolls V: Skyrim, Fire Emblem Fates... Khi thông báo về việc tựa game mới nhất của dòng game nổi tiếng Fire Emblem sẽ cho phép kết hôn đồng giới, đơn vị phát triển Tomodachi Life cho biết họ sẽ "cố gắng thiết kế những trải nghiệm chơi game mới một cách toàn diện và gắn với thực tế hơn. Dẫu rằng trò chơi này thực sự được chú ý, tuy nhiên việc những người làm game đã lắng nghe, vừa sửa đổi sản phẩm của mình cho phù hợp với cộng đồng, luôn là một điều đáng để khen ngợi". Trong tương lai gần, dự kiến sẽ có rất nhiều trò chơi thân thiện với cộng đồng LBGT ra đời hơn nữa.[255][256][257]

Tại Việt Nam, nhiều trò chơi trực tuyến cũng đã cho phép các game thủ kết hôn đồng giới như Audition, Cửu Âm Chân Kinh, Liên Minh Huyền Bí, Cửu Dương Thần Công, The Sims... Nhận thấy chuyện kết hôn đồng giới đang nhận được quan tâm từ cộng đồng game thủ quốc tế, tháng 9 năm 2014, BEAT 3D (tựa game thể loại vũ đạo sở hữu một cộng đồng game thủ lớn) trở thành game mobile vũ đạo đầu tiên có tính năng kết hôn đồng giới tại Việt Nam. BEAT 3D cho biết với việc ra mắt phiên bản Big Update "Tình Yêu Màu Nắng", họ muốn đem hi vọng tới những mối tình đồng giới trên cộng đồng mạng xã hội Việt Nam.[258][259][260]

Các khía cạnh kinh tế

Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người LGBT, cũng là những người đóng thuế cho chính phủ, được sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác. Hôn nhân đồng giới cũng đem đến cho họ sự bảo vệ hợp pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi.[261] Nhiều nghiên cứu, thống kê và đánh giá đã chỉ ra việc công nhân hôn nhân đồng giới có lợi cho nền kinh tế, thị trường, du lịch và phát triển xã hội.[262]

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) tại Việt Nam, 29% các cặp đôi đồng tính sở hữu chung các tài sản có giá trị lớn như ô tô, sổ tiết kiệm, 18,4% có vốn đầu tư kinh doanh chung, 16% có nhà đất chung (chỉ đứng tên một trong hai người)… Việc không công nhận hôn nhân đồng giới sẽ gây ra những rắc rối khi phân chia tài sản và gây thiệt thòi về quyền thừa kế khi có một người đột ngột qua đời.[263]

Một nghiên cứu ở Australia năm 2013 cho biết các cặp đồng tính có thu nhập cao hơn 29% so với các cặp khác giới do họ có thể làm toàn thời gian mà không cần lo chăm sóc con cái.[264][265]

Thống kê của hãng Prudential ở Mỹ năm 2011 với 1.000 người cho thấy người đồng tính kiếm được nhiều tiền hơn và ít nợ nần hơn so với người dị tính, nhưng một cuộc thăm dò quy mô lớn do Viện Gallup với hơn 120.000 người thực sự cho thấy rằng các cá nhân LGBT thường có thu nhập thấp và ít giáo dục so với dân số nói chung.[266] Vào ngày 17/12/2009, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính rằng chi phí mà chính phủ Mỹ phải trả nếu công nhận bạn tình đồng tính của nhân viên liên bang có quyền lợi giống như vợ chồng khác giới (chưa tính đến chi phí bổ sung như an sinh xã hội và thuế thừa kế) sẽ là 596 triệu USD bắt buộc và 302 triệu USD chi tiêu tùy ý từ năm 2010 tới 2019[267].

Viện William, một tổ chức ở Mỹ nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng xã hội, phân biệt đối xử và mối quan hệ, tác động của luật pháp, chính sách công tới các nhóm xã hội, trong một cuộc khảo sát vào tháng 6/2013 cho thấy có sự thấp hơn về điều kiện kinh tế giữa các cặp vợ chồng đồng tính so với dị tính nói chung và các chủng tộc khác nhau nói riêng[268]:

  • 7,6% các cặp vợ chồng đồng tính nữ, so với 5,7% của các cặp vợ chồng kết hôn khác giới, đang sống trong cảnh nghèo đói.
  • Các cặp đồng tính người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ nghèo cao hơn gấp đôi tỷ lệ của các cặp vợ chồng gốc Phi khác.
  • 1/3 các cặp vợ chồng đồng tính nữ và 20,1% các cặp nam đồng tính mà không có một bằng tốt nghiệp trung học đang sống nghèo đói, so với tỉ lệ 18,8% của các cặp vợ chồng nói chung.
  • cặp đồng giới nữ ở khu vực nông thôn đang có nhiều khả năng là người nghèo (14,1%), so với 4,5% của đồng tính nữ cùng ở các thành phố lớn. 10,2% các cặp đồng tính nam đang sống trong khu vực đô thị nhỏ là người nghèo, so với 3,3% của đàn ông đồng tính nam trong khu vực đô thị lớn.
  • Gần 1/4 trẻ em sống với một cặp đồng tính nam và 19,2% trẻ em sống chung với một nữ cặp đồng tính đang sống trong cảnh nghèo đói, so với 12,1% trẻ em của các cặp vợ chồng khác giới. Trẻ em người Mỹ gốc Phi trong các hộ gia đình đồng tính nam có tỷ lệ nghèo cao nhất (52,3%) của bất kỳ trẻ em trong bất kỳ loại hộ gia đình.
  • 14,1% các cặp đồng tính nữ và 7,7% các cặp đồng tính nam phải nhận trợ cấp thực phẩm, so với 6,5% của các cặp vợ chồng thông thường.

Ngoài ra, viện William cũng nhận xét: "Thống kê cho thấy tỷ lệ nghèo là thấp hơn trong các cặp đồng tính nữ ở các tiểu bang có luật chống phân biệt đối xử. Ngược lại, tỷ lệ nghèo cao hơn ở các bang mà không có luật phân biệt đối xử đối, và khoảng cách giàu nghèo là rõ ràng đối với cặp đồng tính nữ... Chính sách công cộng có tác dụng giảm nghèo là chính sách làm giảm phân biệt đối xử trong việc làm dựa trên khuynh hướng tình dục và giới tính. Hiện nay pháp luật liên bang, cũng như các luật hầu hết các bang, không bảo vệ người LGBT từ kỳ thị việc làm. Việc thực thi pháp luật công bằng, không phân biệt có thể giúp ngăn ngừa nghèo bằng cách giảm nguy cơ thất nghiệp hoặc mất lương"[269].

Một số nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nghèo đói đặc biệt cao ở cộng đồng người đồng tính không phải là người da trắng, già và sinh sống tại các vùng nông thôn.[270]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hôn nhân cùng giới http://www.diariandorra.ad/noticies/nacional/2013/... http://derstandard.at/1381370702708/Mehrheit-will-... http://www.wienerzeitung.at/nachrichten/oesterreic... http://www.essentialvision.com.au/wp-content/uploa... http://www.smh.com.au/federal-politics/political-n... http://www.smh.com.au/nsw/domestic-violence-a-sile... http://www.theage.com.au/federal-politics/politica... http://www.abc.net.au/news/2015-06-03/laurie-bigot... http://www.naturalmarriage.org.au/news-posts/over-... http://www.psychology.org.au/Assets/Files/LGBT-Fam...